Tụt huyết áp rất nguy hiểm cho tính mạng của bạn

Tụt huyết áp không được xem thường

  • Tụt huyết áp là khi huyết áp xuống quá thấp, không đủ máu lên não, có thể dẫn đến chóng mặt, té xỉu, hay các bệnh nguy hiểm khác. Bài viết này chỉ ra các lý do thường gặp dẫn đến thấp huyết áp và cách chữa trị.
  • Huyết áp (HA) bình thường là 120/80. Khi huyết áo dưới 90/60 là thấp.
  • Lý do thấp huyết áp có rất nhiều, vì vậy, cần phải tìm ra lý vì sao huyết áp chúng ta thấp.
Tụt huyết áp và các triệu chứng
Chỉ số huyết áp thấp

Các lý do thường gặp của thấp HA

  • Bệnh tim mạch: Các bệnh lý về tim có thể dẫn đến thấp huyết áp. Ví dụ như tim đập chậm, máu không bơm đủ đến cơ quan hay hở van tim. Điều đó khiến cho phần lớn máu khi tim bóp trào ngược trở.
  • Bệnh nội tiết: các tuyến parathyroid , bệnh về tuyến thượng thận (Adrenal insufficiency), bệnh tiểu đường (thấp đường) cũng có thể làm huyết áp bị thấp.
  • Có thai: Khi người phụ nữ mang thai, có thêm một hệ tuần hoàn mới để dẫn máu, khiến cho máu ở cơ thể giảm, dẫn đến tụt huyết áp. Sau khi sinh, hiệu tượng tụt huyết áp khi mang thai sẽ trở lại bình thường như trước.
  • Mất nước: là một trong những lý do thường gặp dẫn đến tụt huyết áp. Mất nước dẫn đến lượng thể tích chất lỏng trong cơ thể giảm, dẫn đến thiếu máu bơm lên não. Điều này khiến bệnh nhân cảm giác chóng mặt, nhức đầu, hay mệt mỏi. Các triệu chứng dẫn đến mất nước gồm sốt cao độ, ói hay tiêu chảy, dùng thuốc lợi tiểu quá nhiều (đi tiểu nhiều lần) khiến cơ thể mất nước đi.

Mất máu cũng gây huyết áp thấp

  • Mất máu: là một lý do khác dẫn đến tụt huyết áp. Mất máu chút ít thường ít ảnh hưởng đến HA. Khi mất máu nhiều, cơ thể không thể tự cân bằng được, huyết áp sẽ tụt. Vì vậy, mất máu khi tụt huyết áp là dấu hiệu rất nguy hiểm. Mất máu có thể do chảy máu bên trong hay bên ngoài, tổn thương đa cơ quan, hay tai nạn. Cần tìm ra lý do mất máu và cầm máu để giữ HA không bị tụt.
  • Mất máu do kỳ kinh nhiều cũng có thể dẫn đến tụt HA ở các chị em ra kinh nhiều mỗi tháng. Chữa trị rong kinh, ra kinh nhiều sẽ cải thiện tình trạng tụt HA.
  • Sốc phản vệ cũng có thể khiến HA bị tụt nhanh, nhất là khi kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm khác như khó thở, môi sưng, đường thở bị sưng, kèm theo các nổi mẫn trên da. Sốc phản vệ do các mạch máu thình lình bị giãn nở, khiến HA bị tụt.
  • Sốc do nhiễm trùng cấp: khi cơ thể bị nhiễm trùng toàn thân, các mạch máu có thể bị giãn ra dẫn đến tụt huyết áp nhanh.
  • Thiếu dinh dưỡng: thiếu vitamin B12, folate, và sắt cũng có thể khiến bệnh nhân không tạo ra đủ hồng huyết cầu, dẫn đến bị thiếu máu, và tụt huyết áp.
  • Ăn thức ăn quá lạt (thiếu muối, hyponatremia) cũng có thể dẫn đến mất nước và tụt HA
  • Đo HA dùng dụng cụ đo quá lớn trên bệnh nhân có dáng người nhỏ (tay nhỏ, chân nhỏ) cũng có thể cho ra số HA thấp mặc dù bệnh nhân không hề có triệu chứng.

Các loại thuốc có thể dẫn đến tụt HA

  • Ngoài các lý do nêu trên, các thuốc dưới đây cũng có thể dẫn đến tụt HA. Bạn nên cẩn thận khi uống các loại thuốc này và nhớ đo HA thường xuyên sau khi uống. Nhớ nói cho BS biết các thuốc nào mình đang dùng nếu bị tụt HA.
  • Thuốc lợi tiểu (water pill) như Furosemide (Lasix), Hydrochlorothiazide (Microzide)
  • Thuốc block Alpha như Prazosin chữa trị bệnh tuyến tiền liệt
  • Thuốc block Beta như Atenolol hay Propranolol, ức chế nhịp tim, dẫn đến tụt HA
  • Thuốc Parkinson như Pramipexole hay các thuốc Levodopa (có chứa chất Dopamine)
  • Các thuốc chống trầm cảm như Tricyclic antidepressant, Doxepin, và Imipramine
  • Thuốc chữa trị yếu sinh lý như Sildenafil (Viagra) hay Tadalafil (Cialis). Các thuốc này càng dễ làm tụt HA khi kết hợp với các thuốc chữa đau ngực nhói tim như Nitroglycerin
  • Các thuốc chữa cao HA khi dùng quá liều như Amlodipine, Losartan, hay Clonidine.

Tụt huyết áp do đổi vị trí (orthostatic hypotension)

  • Đây là một bệnh hay gặp ở nhiều người, nhất là với người lớn tuổi trên 70 tuổi. Triệu chứng là HA bị tụt đột ngột, giảm đến 20 mm Hg khi bệnh nhân thay đổi vị trí, thường là khi bệnh nhân đứng dậy hay ngồi dậy. Khi bệnh nhân đứng dậy, máu chạy tụ về dưới thân do ảnh hưởng của trọng lực. Ở người bình thường, các mạch máu sẽ tự động co thắt, tim sẽ tăng nhịp bơm thêm máu, làm giảm hiện tượng máu chạy tụ về phần dưới cơ thể. Vì vậy, máu vẫn đủ cung cấp lên não hay các cơ quan phần trên.
  • Với người bị hội chứng tụt HA do đổi tư thế, máu không được giữ lại phần trên cơ thể, chạy tụ về phía chân, khiến bệnh nhân không đủ máu lên não, cảm giác chóng mặt, nhức đầu, và nặng hai chân.
  • Tụt HA do đổi tư thể cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân có các bệnh về tim mạch.

Làm gì khi bị HA thấp?

  • Khi bị thấp HA với các triệu chứng chóng mặt, nhức đầu, ói mửa, mất tập trung, đổ mồ hôi. Bạn cần ngồi xuống hay nằm nghỉ, gọi 115 tại ngay nếu kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm khác như khó thở, môi tím tái (gợi ý thiếu oxy).
  • Tụt HA quá nhanh có thể dẫn đến shock. Gồm các triệu chứng lạnh người, tím tái toàn thân, tim đập nhanh, mạnh yếu. Trường hợp này cần phải gọi 115 ngay lập tức và cần được chữa trị theo dõi trong ICU
  • Nếu chỉ bị thấp HA không có triệu chứng hay có triệu chứng nhẹ. Cũng cần phải gặp BS ngay để tìm ra lý do. Trong nhiều trường hợp, thấp HA có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Ví dụ như bị tổn thương thận cấp tính hay tổn thương tim dẫn đến trụy tim nếu như không chữa trị kịp thời.
  • Lưu ý là mất nước do quá nóng (khi chạy Marathon) hay tắm lâu trong bồn nước nóng cũng có thể dẫn đến tụt HA. Khi đó, bạn chỉ việc nghỉ và từ từ uống bù nước bị mất thì HA sẽ tăng trở lại.

Chữa trị bệnh tụt huyết áp

  • BS sẽ tìm ra lý do vì sao bị thấp HA. Tùy vào lý do mà BS sẽ có cách chữa trị cụ thể. Thường tụt HA kèm triệu chứng cần chữa trị trong khi HA thấp, ổn định lâu dài, có thể không cần chữa trị. Một số quý vị có dáng người nhỏ, đo HA có thể thấp. Vì vậy, chọn đúng dụng cụ đo HA để có kết quả chính xác.
  • Trong trường hợp thấp HA không có lý do. BS sẽ cho uống thuốc khi HA bị tụt thường xuyên với triệu chứng. Các thuốc BS thường cho bệnh nhân thường xuyên tụt HA uống là Midodrine (Orvaten). Trong trường hợp thấp HA do đổi vị trí. BS có thể cho bệnh nhân uống thuốc Fludrocortisone để tăng dung tích máu, làm giảm khả năng máu bị tụ về phần dưới cơ thể.

Lời khuyên của bác sĩ dành cho người huyết áp thấp

  • BS sẽ khuyên bạn uống nước đầy đủ. Trong trường hợp thiếu muối, có thể ăn thêm chút vị mặn để giữ nước, và giữ HA không bị tụt.
  • Chú ý đến thay đổi vị trí như từ nằm lên ngồi. Bạn nên thay đổi vị trí từ từ, không làm nhanh đột ngột. Điều này giúp cho cơ thể có thêm thời gian hiệu chỉnh, không làm giảm máu đột ngột lên não.
  • Đem vớ ép (compression stock) tĩnh mạch giúp giữ máu chạy lên phần trên cơ thể. Lưu ý đừng mang vớ ép chân quá chật, có thể làm tổn thương da và các mạch máu.
  • Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp mạch máu săn chắc, co dãn phù hợp, giúp bảo vệ HA ổn định. Khi HA bị thấp, bạn nên cố gắng tập thể dục để tăng nhịp tim và tăng khả năng tuần hoàn máu.
  • Ngủ đủ giấc khiến cho HA ổn định.

Các sản phẩm hỗ trợ về huyết áp có thể tham khảo:

Tóm lại

  • Huyết áp thấp là một chỉ số nguy hiểm. Có nhiều bệnh hay lý do có thể dẫn đến huyết áp thấp.
  • HA thấp có thể dẫn đến chóng mặt, té ngã, ngất xỉu. Hay các biến chứng khác nguy hiểm hơn như tổn thương não hay tổn thương tim thận.
  • Chữa trị HA bắt đầu bằng cách đo HA đúng cách và tìm ra lý do vì sao HA bị thấp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *